Câu chuyện dài về Olympiad

Nhân sự kiện Olympiad (đại hội cờ vua thế giới) đang diễn ra tại Batumi, Georgia, chúng tôi làm một bài viết về lịch sử của Olympiad để cho bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về giải đấu này.
1) Thửa sơ khai và những cột mốc đáng nhớ
Hàng năm, liên đoàn cờ nước Anh tổ chức một hội nghị cờ vua bao gồm nhiều giải đấu khác nhau. Năm 1922, đại hội được tổ chức tại London và thông thường có luôn một giải Master. Capablanca lần đầu tiên xuất hiện sau khi vô địch thế giới, đã vô địch giải này, tiếp sau là Alekhine và Rubinstein. Trong sự kiện E. Znosko-Borovsky, một bậc thầy người Nga sau đó sống ở Paris, đã thông báo rằng Liên đoàn cờ vua Pháp muốn tổ chức một giải đấu lớn trùng với Thế vận hội Olympic được tổ chức tại thủ đô Pháp năm 1924. Tất cả các kỳ thủ hiện tại rất quan tâm bởi tin tức này và bày tỏ hy vọng rằng người Pháp sẽ có thể thực hiện lời hứa của họ.
Samuel Reshevsky, age 8, defeating several chess masters at once in France, 1920
A. Alekhine and J.R. Capablanca, 1920
Paris, 1924. A. Rueb is seated fifth from the right, with A. Alekhine on his right
Năm 1924 một nỗ lực đã được thực hiện để đưa cờ vua vào trong Thế vận hội Olympic, nhưng thất bại do chưa phân biệt rạch ròi giữa các kỳ thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp. Trong khi Thế vận hội Mùa hè 1924 diễn ra tại Paris thì kỳ Olympiad không chính thức đầu tiên cũng đã diễn ra tại Paris. Các thành viên chủ chốt của ban tổ chức lúc đó đều là những người Pháp: Pierre Vincent và Alexander Alekhine. Có 54 kỳ thủ đại diện cho 18 quốc gia đã đến Paris tham gia giải. Kỳ thủ Edith Holloway (Vương quốc Anh) là nữ kỳ thủ đầu tiên tham dự Olympiad.
Dr. Alexander Rueb vs Dr. Max Euwe
Botvinnik vs Rueb
Liên đoàn cờ thế giới (FIDE) được thành lập vào ngày chủ nhật, 20/07/1924 nhằm vào ngày bế mạc giải Olympiad không chính thức lần đầu. Tiến sĩ Alexander Rueb (Hà Lan) được 15 nhà sáng lập trong kỳ họp bầu làm chủ tịch FIDE. Ngày lịch sử này không chỉ là sinh nhật của FIDE mà còn là ngày quốc tế của cờ vua. “We are one family” đã trở thành khẩu hiệu chính thức và được công nhận của sự thống nhất cờ vua
Olympiad không chính thức thứ hai được tổ chức tại Budapest, Hungary vào năm 1926 với 6 đội tham dự nhưng phút cuối Áo và Tiệp Khắc rút lui. Một năm sau đó, kỳ Olympiad chính thức đầu tiên mới được tổ chức tại London với 16 quốc gia tham dự. Năm 1928 tại Hà Lan thì kỳ Olympiad chính thức lần hai cũng đã diễn ra suôn sẻ với 17 Quốc gia. Hungary lần thứ hai liên tiếp vô địch giải đấu.
Zurich, 1925
London, 1927
1 Manuel Golmayo de la Torriente; 2 Damián Reca; 3 Roberto Grau; 4 Miklós Bródy; 5 Ion Gudju; 6 Hans Müller; 7 Luis Argentino Palau; 8 Baldur Hönlinger; 10 Arthur Dunkelblum; 11 Karel Treybal; 13 Robert Crépeaux; 14 Louis Betbeder; 15 Erik Andersen; 16 André Chéron; 18 Marcel Duchamp; 22 Jacques Mieses; 23 Valentín Marín; 24 Luis (Lluís) Cortés; 25 Josef Rejfíř; 27 János Balogh; 28 Stefano Rosselli del Turco; 29 Henri Weenink; 30 André Muffang; 31 Alexander Rueb; 33 José Aguilera; 34 Carlos Hugo Maderna; 35 Antonio Sacconi; 36 Gösta Stoltz; 37 Siegfried Reginald Wolf; 45 Willem Schelfhout; 49 Wilhelm Hilse; 50 Max Blümich; 52 Max Euwe; 53 Kornél Havasi; 55 Emmanuel Sapira; 57 Paulin Frydman; 59 Dawid Przepiórka; 60 Carl Carls; 62 Karl Ruben; 63 Anatol Tschepurnoff; 64 George[s] Koltanowski; 65 Lajos Steiner; 66 Josef Lokvenc; 67 Oskar Naegeli; 68 Moriz Henneberger; 69 Isaac Kashdan; 70 Erwin Voellmy; 71 Erling Tholfsen; 72 Herman Steiner; 74 Gideon Ståhlberg; 75 Albert Becker; 76 Heinrich Wagner; 77 Mendel Chwojnik; 79 Franz Apscheneek (Fricis Apšenieks); 81 Angel Ribera.
Kỳ Olympiad chính thức lần 3 được diễn ra tại Hamburg, Đức năm 1930. Lần thứ tư diễn ra tại Prague, Cộng hòa Séc năm 1931. Sau năm này, các kỳ Olympiad tiếp theo được thống nhất tổ chức cách nhau hai năm một lần. Các nơi đăng cai tiếp theo gồm: Folkestone, Vương quốc Anh năm 1933; Warsaw, Ba Lan năm 1935; Stockholm, Thụy Điển năm 1937; Buenos Aires, Argentina năm 1939.
2) Tác động của chính trị đến Olympiad
Yếu tố chính trị thường tác động đến các cuộc thi thể thao quốc tế và cờ vua chưa bao giờ được miễn trừ.
Trong năm 1936, kỳ Olympiad không chính thức lần thứ ba diễn ra tại Munich, Đức. Liên đoàn cờ vua Đức đứng ra tổ chức với tư cách là đối tác của Thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin. Tham dự có 21 quốc gia với tổng cộng 208 kỳ thủ. Liên đoàn cờ thế giới FIDE đã trục xuất Đức ra khỏi liên đoàn do sự phân biệt chủng tộc và tư tưởng của Đức quốc xã chiếm ưu thế ở Đức dưới thời Hitle. Công ước cờ vua Đức chỉ chấp nhận những người da trắng thượng đẳng (Aryan), còn những người có nguồn gốc Do Thái như Tarrasch thì không được chấp nhận. Những nỗ lực của Đức cuối cùng đã được đánh giá cao và họ đã được trở lại FIDE một vài năm sau đó. Tuy nhiên, chính trị ảm đạm đã làm lu mờ các trận đánh cờ vua trong nhiều năm.
Munich, 1936
Denmark v Norway - munich, 1936
M. Botvinnik, S. Flohr and S. Reshevsky, 1938
Paul Keres (right) takes on Vladimirs Petrovs in a friendly match between Estonia and Latvia in 1938 - Photo: Artur Kalm
Trong thập niên 40 (từ 1940 đến 1949) do bất ổn về chính trị (đại chiến thế giới lần 2) nên các giải Olympiad đã không thể diễn ra. Vào năm 1950 thì kỳ Olympiad lần thứ 9 cũng đã diễn ra tại Dubrovnik, Nam Tư cũ. Bắt đầu từ mốc này, Olympiad tiếp tục được duy trì 2 năm diễn ra một lần.
FIDE congress in Sweden, 1948
Bobby Fischer, 1957 (14 years old)
Năm 1976, tại giải lần 22 ở Haifa (Israel), hệ thống bốc thăm Swiss system dùng trên máy tính lần đầu tiên được áp dụng thay cho format cũ. Việc số lượng các đội ngày càng tăng đòi hỏi FIDE phải thay thế thể thức thi đấu cũ round-robin (thi vòng tròn một lượt). Năm này, vì lý do chính trị nên trong 90 quốc gia thành viên của FIDE thì chỉ có 48 đội tham dự. Chính phủ Xô viết không cho phép các đội cờ vua của nước này chơi ở Israel và việc tẩy chay này được mở rộng tự nhiên đến tất cả các quốc gia vệ tinh như Nam Tư, Hungary... Để bù đắp cho sự thiếu hụt của Liên Xô, đã có những cựu kỳ thủ người Nga đã tự mình vạch ra danh tiếng cho mình trong những ngôi nhà mới. Cuộc di cư của các kỳ thủ cờ vua Nga-Do Thái từ Liên Xô đã là một trong những hiện tượng thú vị nhất trong thế giới cờ vua của những năm gần đây, và hình thành một khía cạnh khác của thứ gọi là “chính trị hóa” cờ vua.
Haifa Olympiad 1976
Cũng tại Haifa, lần đầu tiên FIDE cho nữ giới tham dự chung nhưng hình thức thi đấu vẫn áp dụng cách thức cũ (chia thành các nhóm bảng, đấu vòng tròn tính điểm, chọn những người đứng đầu mỗi bảng vào đấu vòng chung kết). Mãi đến năm 1980, thể thức Swiss system mới được áp dụng cho nữ. Trước đó vào năm 1957, lần đầu tiên Olympiad dành cho nữ cũng đã được tổ chức nhưng đó là đơn lẻ, không có chung giải với Olympiad dành cho nam.
Đây cũng là khoảng thời gian mà cộng đồng khối Ả rập tẩy chay Israel sau khi cả hai mới vừa trải qua cuộc chiến tranh dầu mỏ năm 1973. Tồi tệ hơn, Libya đứng ra tổ chức giải đấu song song với giải ở Haifa, dành riêng cho khối Ả rập. Tripoli "Olympiad" đã thu hút 38 đội tham dự nhưng do thiếu vắng những cường quốc cờ vua mạnh nên giải đấu không chất lượng.
Malta Olympiad 1980
3) Olympiad và giấc mơ hòa chung ngôi nhà Olympic
Kasparov and Anand at the top of the World Trade Center in 1995
Được chính thức công nhận cờ vua như một môn thể thao vào năm 1999, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) gần đây đã tiến thêm một bước để hướng tới cờ vua trong Thế vận hội. Tại Olympic Sydney 2000, hai tên tuổi gạo cội của làng cờ là Viswanathan Anand (Ấn Độ) và Alexei Shirov (Tây Ban Nha) đã thi đấu biểu diễn 2 ván trong làng vận động viên Sydney. Song song đó, kiện tướng quốc tế trẻ tuổi nhất Australia lúc đó là Zong Yuan Zhao (14 tuổi, gốc Trung Quốc) được vinh dự mời đánh biểu diễn với các vận động viên khác trong làng Olympic.
Năm 2020, cờ vua và bài bridge là một trong 26 môn thể thao được đề nghị đưa vào thế vận hội Olympic mùa hè tại Tokyo. Tuy nhiên, do ở Nhật cờ vua không phát triển mạnh như cờ vây cho nên nó đã bị gạt ra, chỉ có 5 môn thể thao được IOC duyệt là bóng chày (baseball/softball), karate, trượt ván (skateboard), leo núi thể thao (sport climbing) và lướt ván (surfing).
Tuy nhiên, cơ hội cho cờ vua có mặt tại mái nhà chung Olympic là vẫn có. Năm 2024 Paris sẽ đăng cai Olympic, tiếp theo 4 năm nữa là Los Angeles. Cả Pháp và Mỹ đều là những quốc gia phát triển mạnh về cờ vua và đó là cơ sở để chúng ta hy vọng.
Nhưng, rào cản lớn nhất mà cờ vua vấp phải đó là nó mang tính hàn lâm. Anh muốn xem một ván cờ thì anh phải biết chơi mới xem được. Rõ ràng cờ vua không giống như các môn bóng đá, bóng chuyền, quần vợt...không biết chơi cũng xem và hiểu được. Đại kiện tướng đánh có những nước cực kỳ khó hiểu và sau khi họ đi tiếp khoảng chục nước tiếp theo thì chúng ta mới à ừ, đã hiểu ra vấn đề. Ngoài ra, một ván cờ tiêu chuẩn thường kéo dài khá lâu, cộng với việc những ván cờ đỉnh cao giữa hai kỳ thủ ngang cơ thường dễ hòa. Điều này làm cho việc xem cờ vua trở nên nhàm chán. Nên muốn có mặt ở Olympic thì cờ vua cần phải cải thiện những mặt thiếu tích cực để nó trở nên hấp dẫn hơn.
Tín hiệu vui từ Olympiad Batumi (Georgia), kỳ đại hội Olympiad lần thứ 43, với số lượng đội tham dự nhiều nhất từ trước đến nay. Đã có đến 185 đội nam (920 kỳ thủ),151 đội nữ (748 kỳ thủ) đến từ 185 quốc gia tham gia tranh tài. Nó gấp 4 lần số quốc gia tham gia thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020. Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của cờ vua ở khắp nơi trên thế giới. Cờ vua đã tồn tại trong một thời gian khá dài, khoảng hơn 2000 năm, và chúng ta cùng mong chờ một ngày không xa, cờ vua cùng thể thao trí tuệ sẽ hòa chung mái nhà Olympic.

-----------//-----------------------
✆ Hotline: 0901 895 865 ( Zalo/ Call) - 0909 098 522 ( Zalo/Call)
Đăng ký học thử:
http://www.royalchess.edu.vn/dang-ky-hoc-thu
-----------//-----------------------
CÁC CƠ SỞ THUỘC HỆ THỐNG ROYALCHESS:
Quận 1: 43 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao
Quận 2: 35 Đường số 2, P. Bình An
Quận 2: The Edu House, số 8 - Đường Số 5, Khu Đô Thị SALA, P. An Lợi Đông, Quận 2, TP. Thủ Đức
Quận 5: Lầu 05, Hùng Vương Plaza–126 Hồng Bàng, P.12
Quận 6: 128 Kinh Dương Vương, Phường 13
Quận 7: 54, Đường số 1, KDC Him Lam, P. Tân Hưng
Quận 9: Số 27 Quang Trung, P. Hiệp Phú
Quận 9: 2N1 KDC Khang Điền Residence, Võ Chí Công, P. Phú Hữu
Quận 10: Số 7A/88 Thành Thái, P.14
Quận 11: 448 Lạc Long Quân, P. 5
Quận 12: 145 Tân Thới Nhất 17, P. Tân Thới Nhất
Quận Tân Phú: Lầu 3, Aeon Mall Tân Phú-Số 30, đường Bờ Bao Tân Thắng, P. Sơn Kỳ
Quận Tân Phú: 33 Nguyễn Sơn, P. Phú Thạnh
Quận Tân Bình: 53A Núi Thành, P.13
Quận Bình Tân: 172 Đường Tên Lửa, P. Bình Trị Đông B
Quận Thủ Đức: 13A Đường 25, P.Hiệp Bình Chánh
Quận Gò Vấp: 644 Phan Văn Trị, Phường 10
Quận Bình Thạnh: 131 Võ Oanh, P.25
Huyện Bình Chánh: 105, đường số 1, Khu dân cư Dương Hồng, Xã Bình Hưng
Huyện Bình Chánh: Số 6, Đường số 2, KDC Greenlife 13C, Nguyễn Văn Linh
Tỉnh Bình Dương: 78 Đường M, Khu trung tâm Hành chính, TP. Dĩ An, Bình Dương


Tin tức gần đây: